Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG

Đảng Ủy Khối DN Công Nghiệp Trung Ương Tại TP.Hồ Chí Minh
Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị
Lớp Trung cấp Chính Trị - Hành Chính H350
Học Viên: Lê Văn Thập – Tổ 3
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu và phân tích ý nghĩa con đường cứu nước giải phóng dân tộc mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta đã nhấn mạnh “…đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựachọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta” (vănkiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần 7, nxb Sự Thật H. 1991 trang 109)? Liên hệ về con đường cách mạng hiện nay ở nước ta

 Trả lời:
+ Giai cấp phong kiến địa chủ đầu hàng đế quốc, dựa vào chúng để áp bức bóc lột nhân dân ta.
+ Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% dân số, bị bần cùng hóa và phânhóa sâu sắc.
+ Các giai cấp mới xuất hiện: giai cấp tư sản (tư sản dân tộcvà tư sản mại bản); giai cấp công nhân ra đời và trưởng thành; giai cấptiểu tư sản ngày càng đông đảo.
* Xã hội Việt Nam có 2 mâu thuẫn cơ bản:
- Một là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc phápxâm lược và bọn tay sai.- Hai là: Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là giai cấp nôngdân với giai cấp địa chủ phong kiến.Hai mâu thuẫn trên gắn chặt với nhau. Trong đó mâu thuẫn giữatoàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc pháp và tay sai là mâu thuẫn chủyếu. Mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt.Giải quyết các mâu thuẫn đó để mở đường cho đất nước phát triển là yêucầu cơ bản và bức thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ 
Con đuờng cứu nuớc Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn phù hợp với yêu cầu phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam vìhai nguyên nhân chủ yếu sau:
*Nguyễn Ái Quốc đi tìm con đường cứu nước trong hoàn cảnh phong trào yêu nước Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
- Sự sâm lược và thống trị của đế quốc Pháp không những làm cho dântộc ta mất độc lập, chủ quyền mà còn kìm hãm nước ta trongvòng lạchậu.- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp càng trở nên sâusắc.- Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại nền độc lập của nước nhàlà một đòi hỏi bức thiết của dân tộc ta.- Ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, tuy phong tràou nước chống Pháp đã diễn ra mạnh mẽ liên tục nhưng đều khônggiành được thắng lợi. Một trong những nguyên nhân thất bại là nhân dân ta chưa có một đường lối cách mạng thích hợp với thời đại mới của lịchsử, thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, chưa có một lựclượng lãnh đạo có đủ điều kiện đưa cách mạng giải phóng dân tộc đếnthành công.
- Sau thất bại của các phong trào yêu nước theo các khuynh hướng chínhtrị khác nhau, cách mạng nước ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảngsâu sắc về đường lối cứu nước. Vấn đề đặt ra lúc này: Cần phải tìm mộtcon đường cứu nước khác với con đường Phong kiến và con đường dânchủ tư sản. Đó là một đòi hỏi tất yếu của cách mạng Việt Nam đầu thếkỷ XX.
*Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn
- Ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước cho dântộc. Người sang Pháp, hướng về nơi có những tư ởng tiến bộ “ Tựdo”, “Bình đẳng”, “Bắc ái”. Người đị nhiều nước ở châu âu, châu mỹ,châu phi…người muốn “xem xét” họ là như thế nào để trở về giúp đồng bào “cứu nước”.
- Trong thời gian sống và lao động ở nước ngoài, người đã tham gia vàocác hoạt động chính trị và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhânvà lao động của nước, được tiếp tục với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.-Trong thực tiễn đấu tranh, qua học tập và nghiên cứu các học thuyếtcách mạng khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thức được nhữngchân lý về giai cấp, dân tộc và thời đại. Người thấy rõ chủ nghĩa đếquốc, chủ nghĩa thực dân là nguồng gốc của mọi sự đau khổ của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở thuộc địa. Người khâm phục các cuộc cách mạng tư sản, nhưng người cho rằngnhững cuộc cách mạng này là “không đến nơi”, vì nó không thực sựmang lại hạnh phúc cho nhân dân và quyết định: cách mạng Việt Namkhông thể đi theo con đường này.- Cách mạng tháng 10 thắng lợi là một sự kiện đặt biệt quan trọng. Nómở ra một thời đại mới lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.- Cách mạng tháng 10 có ý nghĩa quyết định đốivới sự phát triển tưtưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Người đã tìm thấy ở đấy những tư tưởng mới chỉ ra con đường giải phóng cho dân tộc bị áp bức trên thế giới.- Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế III và thành lậpĐảng CS Pháp năm 1920 khẳng định sự lựa chọn dứt khoát của người. Đứng hẳn về phía cách mạng tháng 10 và quốc tế cộng sản.- Sự lựa chọn đó cũng là bước quan trọng, khẳng định Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân ta. Đó là conđường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác- Lênin, kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn xã hội. Cốt lõi của con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Đó là con đườngcứu nước đúng đắn nhất vì nó đáp ứng được những yêu cầu khách quancủa sự ghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Liên hệ về con đường CM hiện nay ở nước ta
Tham khảo:
-         Trang 26,27 SGK -6 bài học (i 6, trang 181 SGK)
(Tham khảo)
Sự đúng đắn thể hiện ở những điểm sau:
+ Đây là kết luận của chính lịch sử Việt Nam. Tất cả các con đường cứunước do các lãnh tụ của các phong trào yêu nước tìm kiếm, thử nghiệmđều không thành. Con đường dân tộc tư sản còn có thể đi đến thắng lợitại một số nước thuộc địa. Tuy nhiên, ở VN, giai cấp tư sản dân tộc yếu ớt về kinh tế, què quặt về chính trị, lại sinh sau giai cấp vô sản đã lớnmạnh nên không đủ sức hướng đất nước theo con đường của họ. Cứunước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tất yếusau khi tất cả các con đường khác đều thất bại+Trong lịch sử, dân tộc ta từng chiến thắng những kẻ địch mạnh hơn,nhưng nay lại thất bại trước thực dân Pháp vì kẻ thù mới mạnh hơn ta vềtrình độ phát triển, về vật chất, kỹ thuật. Chỉ riêng lực lượng dân tộc vàkho vũ khí truyền thống không đủ sức chiến thắng. Đạt cuộc giải phóngdân tộc vào cùng quỹ đạo cách mạng vô sản sẽ có sức mạnh tổng hợpcủa dân tộc – truyền thống, giai cấp, quốc tế và thời đại để chiến thắngthực dân Pháp+Con đường cứu nước mới là kết luận cuối cùng sau quá trình khảo cứukhoa học, công phu của lãnh tụ thiên tài Nguyễn Ái Quốc+Thực tế lịch sử VN đã kiểm chứng sự ra đời của ĐCSVN với cươnglĩnh cứu nước đúng đắn đã chấm dứt cuộc khủng hoảng con đường cứunước, mở ra bước ngoặt thắng lợi của CMVN.Từ khi trở thành người cộng sản, NAQ đã tích cực chuẩn bị về chính trị,tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập ĐCSVN. Đây là sự chuẩn bị công phu, đồng thời có ý nghĩ đặc biệt đối với sự thắng lợi của CMVN.
- Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong thời đại có nhiều chuyển biếnquan trọng. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, người đã có mặt ở châu âu – trung tâm của những sự kiện lịch sử làm chấn động thế giới.
 Được tiếp cận với những biến cố lớn của thời đại, trực tiếp tham gia vào những hoạt động chính trị sôi nổi, được nghiên cứu lý luận đã giúp Nguyễn Ái Quốc dần dần nhận thức được quy luật phát triển của lịch sửvà chân lý của thời đại. Đặc biệt, luận cương của Lênin về vấn đề dântộc và vấn đề thuộc địa đã mở ra cánh cửa để Người đi đến với chủnghĩa mác-Lênin và cách mạng vô sản,- Năm 1920 tại đại hội Đảng xã hội Pháp vớiviệc bỏ phiếu tán thành ranhập quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, người khẳngđịnh sự lựa chọn dứt khoát: Đứng hẳn phía chủ nghĩa Mác-Lênin và quốc tế cộng sản.
Đảng Ủy Khối DN Công Nghiệp Trung Ương Tại TP.Hồ Chí Minh
Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị
Lớp Trung cấp Chính Trị - Hành Chính H350
Học Viên: Lê Văn Thập – Tổ 3
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết sự vận dụng đúng đắn sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mac- Lenin về Đảng Cộng sản; sự phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc thành lập ĐCSVN? Liên hệ với xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay là nhiệm vụ then chốt?

Trả lời:
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam chỉ đạo mọi hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Từ Đại hội V, VI đến Đại hộiXI, Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin trong Chính sách kinh tế mới, đề ra nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn trong việc sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tạo ra các đòn bẩy kinh tế thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Cho đến nay, các chủ trương, đường lối lớn có ý nghĩa chiến lược của Đảng đã được thực hiện đạt kết quả tốt. Một ví dụ điển hình là việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong suốt thời kỳquá độ và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ trương phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN ở nước ta là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại ,góp phần làm giàu cho xã hội  nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đườngvà mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác-Lênin, nắm bắt đúng quy luật khách quan vàvận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.Trong điều kiện hiện nay, kinh tế nước ta đang  gặp khó khăn tạm thời do tác động của suy giảm kinhtế toàn cầu, Đảng và Nhà nước ta vẫn xác định phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thựchiện cho bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũnglà mục tiêu xuyên suốt, trung tâm của những giải pháp điều hành nền kinh tế như kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Nhà nước ta luôn gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, như thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xóađói, giảm nghèo,… Những nhóm giải pháp đó đã và đang phát huy tác dụng.Thế giới ngày nay đã có nhiều biến đổi so với giai đoạn mà Lênin sống, nhưng cuộc đời hoạt độngcách mạng của Lenin vẫn là tấm gương sáng ngời để những người cộng sản chân chính trên toàn thếgiới phấn đấu học tập và noi theo. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong tác phẩm
 Đường Kách mệnh(1927): “ Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chínhnhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin'' 
. Mặc dù các thế lực thù địch ra sức dùngcác thủ đoạn như diễn biến hòa bình, hòng phá hoại các thành quả cách mạng, nhưng cũng không thểlàm thay đổi xu thế tất yếu của xã hội loài người là nhất định đi lên CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Nhằm thiết thực kỷ niệm ngày sinh Lênin trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Đảng tavừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, có bước phát triển lớn về tư duy lýluận với việc thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung và phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020..., mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta cần không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ; không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, tu dưỡng, rèn luyện bản thântheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, bảovệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay; đẩy mạnhcông cuộc đổi mới, góp phần đưa đất nước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển vững chắctrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
·                 Liên hệ xây dựng chỉnh và đốn Đảng hiện nay là nhiệm vụ then chốt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởngHồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề conngười là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởngcủa Người.Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cáchsáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởngHồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người.
Trong đó, vấn đề conngười là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởngcủa Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minhvận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựngđất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản ủa toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và củacộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về conngười: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộngnữa là cả loài người". Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chungchung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Ngườiluôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗicá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là"giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thânvà của gia đình mình". Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải làmột nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
Con người, với tư cách là những cánhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loàingười trên toàn thế giới. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượnghóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao độngnghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc pháttriển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủnghĩa quốc tế chân chính.
Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cậnvới khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng".
 Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất vềlợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thứcmột cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm mộtkhối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cáchmạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục conngười v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dântộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó.Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thểtrong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dângắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựngchế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựngchủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Ngườinói: "Đây là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốttươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩaxã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan. Ngườichỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi thiết thực và những nộidung cơ bản nhất. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhândân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật mộtcách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần gũi,tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạngthái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩacộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay". Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấutranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủnghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm vềcon người:
con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tinvà thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh,"lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại" là "không bao giờ thay đổi". Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những conngười bình thường đã được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâmnhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục,đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến"1. Tin vào quần chúng, theo quan điểm của HồChí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cảcác bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Nếu như quan điểm của Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân",thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủtrương khoan thư sức dân", nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một"kế sách", một phương tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ". Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểmđúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Quan điểm tinvào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử".
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâuxa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Cũng như bao nhà Nhoyêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc là ái dân", nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng "ái dân" của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiệnđến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người. ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêunước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng vềnhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăngkhít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồngthời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ ChíMinh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, củacả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.Tóm lại:
Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dâncả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con ngườicủa Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành một sứcmạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.
Tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác -Lênin. Chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để ấy, nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trò của bảnthân mình (với tư cách là lãnh tụ), Người không bao giờ cho mình là người giải phóng nhân dân. Theo quanđiểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả lãnh tụ) chỉ là "đầy tớ trung thành" có sứ mệnh phục vụ nhân dân,lãnh tụ chỉ là người góp phần vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Tư tưởng này đã vượt xa và khác về chất so với tư tưởng "chăn dân" của những người cầm đầu nhà nước phong kiến có tư tưởng yêu nước xưa kia.Và đây, cũng chính là điều đã làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả ở Hồ Chí Minh, một chủ nghĩa nhân văn cộngsản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông.Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sảnViệt Nam nhất quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy được thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách mạng và qua các chủ trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo công cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện"; đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội".
Đảng Ủy Khối DN Công Nghiệp Trung Ương Tại TP.Hồ Chí Minh
Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị
Lớp Trung cấp Chính Trị - Hành Chính H350
Học Viên: Lê Văn Thập – Tổ 3
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu 3: CM tháng 8/1945 có phải là "cánh cửa chính trị khép hờ" không hay là khoa học và nghệ thuật "chớp thời cơ" trong lãnh đạo tổng khởi nghĩa của Đảng ta? bằng sự hiểu biết về lịch sữ Đảng hãy cho biết nhận định nào là đúng hay sai?

Trả lời:
Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám 1945.
Bất cứ một cuộc cách mạng nào cũng đều phải biết tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ.Chính vì phát hiện được thời cơ, nắm bắt được thời cơ, biến thời cơ thành sức mạnhvật chất, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởinghĩa “long trời, lở đất” ngày 19-8-1945 một cách nhanh gọn, ít tổn thất nhất, nhưng thành quả đạt được vô cùng to lớn. Cho đến nay, đã 64 năm trôi qua, bài học về lựa chọn thời cơ của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị...
Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động pháthuy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ đó có thể là do sai lầm của đối phương, donăng động chủ quan tạo nên hoặc do khách quan đưa đến. Thời cơ có thể qua đi rất nhanh,vì vậy khi thời cơ đến, phải nhạy bén nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy. Năm 1939, chiến tranh thế giới nổ ra. Năm 1940, phát-xít Ðức tiến công nước Pháp, Pa-riđã thất thủ rơi vào tay quân Ðức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc Nhật - Pháp tranh nhau miếng mồi Ðông  Dương. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Ðồng minh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợicuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rấtgần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện.Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy quy luật vận động cách mạng, dự báothời cơ cách mạng, chủ động chuẩn bị lực lượng để sẵn sang khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Ðảng chỉ đạo tích cực xây dựng lực lượng cách mạng trước hết tập trung xây dựnglực lượng chính trị rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng LLVT cách mạng. Ðểhoàn thành được nhiệm vụ đó, Ðảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Ðồngminh (tức Việt Minh), đưa ra Chương trình Việt Minh, kêu gọi nhân dân giương cao ngọncờ giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị lực lượng, đứng về phe Ðồng minh chống phát-xít. Ngày 9-3-1945, phát-xít Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, kéo theo đó là tình trạngkhủng hoảng chính trị ở Việt Nam. Ngay lập tức Ban Thường vụ Trung ương Ðảng đã họpvà đưa ra những nhận định khách quan về thời cơ khởi nghĩa đang đến rất gần và ra Chỉ thị: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Ðảng quyết định phát động caotrào chống Nhật cứu nước.Ðến tháng 7-1945, phát-xít Ðức, Ý đã bại trận trên chiến trường châu Âu. Ở châu Á, phát-xít Nhật đang trên đường thất bại và sụp đổ. Dù đang bị ốm giữa rừng Tân Trào, Chủ tịchHồ Chí Minh vẫn chỉ thị cho các đồng chí: "Lúc này thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"Khi phát-xít Nhật đầu hàng Ðồng minh (13-8-1945), Ðảng ta khẳng định, tình thế cáchmạng đã xuất hiện, đây là cơ hội giải phóng dân tộc ngàn năm có một: "Giờ quyết định chovận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải.
Vận dụng bài học nắm bắt thời cơ của Cách mạng Tháng Támvào thời kỳ mới:
 (QT) - Cách đây 65 năm, ngày 13/8/1945, được tin quân Nhật đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã ngay lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng công bố mệnh lệnh khởi nghĩa. Ủy ban khởi nghĩa raQuân lệnh số 1, nhấn mạnh: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân dân Việt Namcùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà...Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thầnvô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!...Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ thuộc về ta”.
Trong tất cả các cuộc cách mạng, đặc biệt là cách mạng giải phóng dân tộc, vấn đề xácđịnh thời cơ, chuẩn bị lực lượng cách mạng để chớp thời cơ khởi nghĩa là những yếu tốhết sức quan trọng, quyết định thành công.Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Támnăm 1945 là minh chứng sinh động về sự nhạy bén trong nhận định và chỉ đạo chớp thờicơ khởi nghĩa của Ðảng ta.Có thể nói, do nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Ðảng ta, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngay từ những năm đầu thập niên 20 (thế kỷ 20), đã sớm đưa ra quan điểm về thời cơ cách mạng ở Ðông Dương đang đến gần. Người viết: Ðằng sau sự phụctùng tiêu cực, người Ðông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thờicơ đó mau đến.Ðến cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra và lan rộng khắp châu Âu. Tìnhhình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ, Hội nghị Trung ương Ðảng lầnthứ 7 (11-1940) đã được tổ chức tại Ðình Bảng (Bắc Ninh), Hội nghị nhận định về thờicơ của cách mạng Việt Nam: Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Ðảng phảichuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức ÐôngDương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập. Năm 1940, phát-xít Ðức tiến công nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi vào tay quân Ðức, cònở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc Nhật - Pháp tranh nhaumiếng mồi Ðông Dương. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít vàÐồng minh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dânchủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắpxuất hiện:Ấy là dịp tốt cho ta Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.Trên tinh thần đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941) đánh giá, tìnhhình thế giới, tình hình trong nước sẽ có những biến chuyển theo chiều hướng Liên Xô vàcác nước Ðồng minh sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, chính quyền của phát-xít Nhậtlung lay, đổ nát; nhân dân ta bị bọn thực dân, phát-xít xô đẩy vào thảm họa diệt vong, sẽ bước vào đường khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi bằng tổng khởi nghĩa. Hội nghịnhận định: Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khôngđòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộcchịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòilại được.Với quyết tâm phải giành cho được tự do, độc lập, Ðảng chỉ đạo tích cực xây dựng lựclượng cách mạng trước hết tập trung xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp của quần.
Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa, khắp nơi quần chúng đã đồng loạt nổi dậy giành chính quyền. Với khíthế sục sôi, quyết liệt và nhanh chóng, chỉ trong vòng hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân tađã giành thắng lợi hoàn toàn. Chế độ thuộc địa và chế độ quân chủ ngự trị trên đất nước ta đã bị lật nhào.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở rakỷ nguyên mới trong sự phát triển lịch sử dân tộc, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phónggiai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã để lại nhiều bài học quý báu,trong đó có bài học Đảng ta đã kịp thời nắm bắt và tận dụng được thờicơ lịch sử, với phương pháp cách mạng và tài tổ chức đầy mưu lược,vượt qua thách thức, chạy đua với thời gian, lãnh đạo toàn dân nổi dậygiành lấy chính quyền; đồng thời, đứng ở địa vị là chủ nhân của đấtnước Việt Nam mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.Với việc tiên đoán đúng thời cơ, chớp lấy thời cơ một cách tài tình,khôn khéo, đã chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và Chủtịch Hồ Chí Minh, sự quyết tâm, sẵn sàng của toàn dân, với lực lượngvũ trang làm nòng cốt, có vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộcTổng khởi nghĩa Tháng Tám. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trongviệc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc, thểhiện cụ thể trong Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng3/1945: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quânlệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi lúc 23 giờ 30 ngày13/8/1945, hiệu triệu toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chínhquyền. Chọn thời điểm 13/8 để phát động Tổng khởi nghĩa là vô cùngsáng suốt, bởi vì vào thời điểm đó, cách mạng đã lên đến cao trào, lựclượng cách mạng đã lôi kéo được các tầng lớp trung lưu, lưng chừng.Lúc đó quân Nhật bại trận, mất tinh thần cao độ, chỉ ngồi chờ quânđồng minh tới tước vũ khí, ngụy quyền tay sai tan rã và đã tỏ thái độđầu hàng lực lượng cách mạng. Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có mộtđó đã được lựa chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát độngTổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu.
Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân đồng minh đã vào Đông Dương thì cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác.Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám đã được nhânlên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn. Thànhcông của cuộc Tổng khởi nghĩa thể hiện sâu sắc sự nhạy bén, mẫn cảm cách mạng của Đảng; biểu hiệntinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong quá trình chuẩn bị vàtiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.Bài học về dự đoán chính xác thời cơ và nắm đúng thời cơ trong những bước ngoặt lịch sử của Cáchmạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới đất nước doĐảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Ngày nay, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế ngày càng tăngmạnh. Đồng thời, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.Đó là những thời cơ mới tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ởnước ta, đường lối, chính sách gần hai mươi lăm năm đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại nhữngthành tựu to lớn, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên theo xu thế phát triển chung của thời đại. Đất nước tađang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững bước đi lên con đườngxây dựng chủ nghĩa xã hội.Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương tích cực và chủđộng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) làdấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là kết quả của đường lối đối ngoại độclập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Bước vào “sân chơi” WTO đã mở ra cho đấtnước ta những cơ hội, thuận lợi mới để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, từng bước củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự để bảo vệ vữngchắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tất yếu nảy sinh không ít khó khăn, thách thức mớicả trực tiếp và gián tiếp, tác động tiêu cực đến việc bảo vệ độc lập chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc,giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay ở nước ta, cơ hội và thách thức luôn đan xen. Ngày nay, tuy đất nước đã đạt được nhiều thànhtựu mới trong quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng vẫn đang phải đối mặt vớikhông ít nguy cơ và thách thức, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khuvực và trên thế giới, và nguy cơ chệch định hướng xã hội chủ nghĩa.Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đểchống phá cách mạng nước ta. Vì vậy, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta và đối với mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên là phải tích cực nghiên cứu, vận dụng tốt những bài học lịch sử trong Cách mạng ThángTám năm 1945 vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ. Thực hiện phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, biết phân tích, dự đoán và biết chớp lấy thời cơ, nắmchắc và tận dụng có hiệu quả thời cơ để mang lại lợi ích cho quốc gia, cộng đồng, góp phần đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là thước đo bản lĩnh cách mạng, sự mẫn cảm vànguyên tắc lãnh đạo của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.Kể từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay đã tròn 65 năm, cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiềugiai đoạn, nhiều bước ngoặt lớn với những thử thách vô cùng to lớn. Nhưng dù ở giai đoạn nào, dù thửthách có to lớn đến đâu Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn biết dựa vào nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu,vì nhân dân mà phục vụ, vượt qua mọi khó khăn thách thức để giành thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng.Với tinh thần và ý chí được khơi nguồn từ Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân,toàn quân ta quyết tâm vượt qua thử thách, phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Đảng Ủy Khối DN Công Nghiệp Trung Ương Tại TP.Hồ Chí Minh
Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị
Lớp Trung cấp Chính Trị - Hành Chính H350
Học Viên: Lê Văn Thập – Tổ 3
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu 4: Anh (Chị) hãy nêu và phân tích những nét đặc thù chủ yếu trong chủ trương, biện pháp mà Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã thựa hiện nước ta ra khỏi thế “ngàn cân treo sợi tóc ‘ năm 1945 -1946 ? Liên hệ thực tiễn CM hiện nay ở nước ta và những biện pháp khắc phục? 

Trả lời:
Thuận lợi:
-         Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Toàn dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm xây dựng chế độ mới
-         Nhân dân ta đã được thử thách, có tinh thần sáng tạo, dùng nhiều hình thức đấu tranh, nhiều giải pháp để giữ vững độc lập tự do
-         Chính quyền nhân dân đã được xây dựng thành hệ thống từ TW đến cơ sở.
-         Lực lượng vũ trang nhân dân đều xuất thân từ nhân dân, vì nhân dân, được Đảng chăm lo và lãnh đạo, từng bước phát triển lớn mạnh
-         Đảng ta từ 1 Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, có uy tín cao, được nhân dân tin tưởng, có đường lối và phương pháp lãnh đạo CM đúng đắn
-         Sự phát triển của CNXH, các PT giải phóng DT, dân chủ và hòa bình trên TG sau chiến tranh TG thứ 2 có tác động cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân ta, đặc biệt là uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng tăng cao.
          Khó khăn:
-         Về kinh tế: nền kinh tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, đã bị kiệt quệ do chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân Pháp và sau đó là PX Nhật
+        Công nghiệp lạc hậu, đình đốn, thương nghiệp ngừng trệ, hàng hóa khan hiếm, tài chính cạn kiệt, kho bạc trống rỗng, nông nghiệp tiêu điều, hơn 50% ruộng đất ở Bắc Bộ bị bỏ hoang do lũ lụt và hạn hán, nguy cơ nạn đói mới
+        Nạn đói khủng khiếp trong lịch sử DT từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mệnh của 2 triệu đồng bào ta chưa kịp khắc phục thì nạn đói mới đe dọa cuộc sống của nhân dân ta
-         Về Xã Hội: trình độ văn hóa của nhân dân thấp kém, 95% số dân không biết chữ. Các tệ nạn XH, hủ tục và lối sống lạc hậu qua hàng ngàn năm dưới các triều đại PK và hơn 80 năm dưới chế độ thực dân ĐQ, PX là gánh nặng cho nhà nước CM non trẻ
-         Về chính trị: nạn ngoại xâm và nội phản đe dọa đến sự sống còn của chính quyền CM
+        Trong nước, các thế lực phản động và tay sai của thực dân Pháp đã ngóc đầu hoạt động chống phá (Đại Việt quốc gia XH Đảng, Đại Việt quốc dân Đảng, VN phục quốc…), cùng bọn phản động lưu vong ở nước ngoài về nước chống phá chính quyền CM rất quyết liệt như VN quốc dân Đảng, VN cách mạng đồng minh hội. CM VN chưa có 1 thời kỳ nào phải đối phó với nhiều thế lực, đảng phái chính trị phản động trong những năm 1945-1946
+        Từ bên ngoài, với dnah nghĩa quân Đồng minh vào VN giải giáp quân đội Nhật, ở miền Bắc 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ồ ạt chiếm đóng các thành phố, thị xã dọc biên giới Việt – Trung. Ở phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào, ngày 6-9-1945 quân đội Anh vào SG. Ngày 23-9-1945 được sự hậu thuẫn của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng ở SG, bắt đầu cuộc xâm lược VN lần thứ 2. Cùng lúc đó, trên đất nước ta còn khaon3g 6 vạn quân Nhật đang chờ được giải giáp. Chưa bao giờ trên đất nước ta trong cùng 1 lúc lại có nhiều kẻ thù xâm lược như vậy
Trong khi đó, chiến tranh TG lần thứ 2 kết thúc, các nước đồng minh chiến thắng CN PX đã dần thỏa hiệp, phân liệt và dẫn đến sự thù địch. Mỹ thao túng các nước đồng minh, dung túng và mở đường cho Pháp trở lại xâm lược VN. Ở trong khu vực, chính quyền Tưởng Giới Thạch là đồng minh chiến lược của Mỹ. Lào và Campuchia đã bị Pháp quay trở lại chiếm đóng.
          Thù trong giặc ngoài cấu kết với nhau hòng tiêu diệt nhà nước CM non trẻ. Chính quyền CM đang đứng trước 1 tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
          Trước tình hình đó, Đảng đã đề ra 1 số chủ trương, biện pháp sau:
a. Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền CM và chế độ XH mới:
-         3-9-1945, CP họp phiên đầu tiên đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách: giải quyết nạn đói; nạn dốt; tổng tuyển cử; thựuc hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm hút thuốc phiện; tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết
-         Ở TW: Tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước (6-1-1946), thành lập CP liên hiệp kháng chiến (2-3-1946), Quốc hội thông qua Hiến pháp (9-11-1946)…
-         Ở địa phương: Tổ chức bầu HĐND các cấp và thành lập các UB hành chính chính thức thay cho các UB hành chính lâm thời trước đây
-         Chủ trương mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong MT Việt Minh.
b. Khôi phục kinh tế, xây dựng đời sống mới về văn hóa, giáo dục:
-          Nhiều PT diệt giặc đói được phát động như “hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”, “tăng gia sản xuất”; bên cạnh đó CP còn ra 1 loạt các Sắc lệnh về bãi bỏ thuế thân, Nghị định giảm thuế 20%, Thông tư về tạm cấp ruộng đất cho dân cày nghèo…
-         8-9-1945, CP ra sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ”, khôi phục hệ thống giáo dục quốc dân trong phạm vi cả nước. PT “diệt giặc dốt” phát triển mạnh mẽ trên cả nước.
c. Kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ:
-         Ở miền Nam, 23-9-1945, ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng ở SG tiến hành cuộc xâm lược VN lần thứ 2, HN của Xứ ủy Nam bộ được triệu tập và ra QĐ phát động nhân dân kháng chiến chống Pháp.
-         25-10-1945, HN cán bộ Đảng Nam Bộ chủ trương tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến
-         21-11-1945, HN quân sự của Xứ ủy Nam Bộ QĐ xây dựng các căn cứ địa kháng chiến lâu dài
-         Thực hiện chỉ chị kháng chiến kiến quốc, 12-1945, UB kháng chiến miền Nam VN được thành lập, chính quyền Cm ở cả vùng tự do và bị chiếm đều được xây dựng củng cố
d. Đấu tranh trên MT ngoại giao:
          Đảng đã thực hiện thành công chính sách ngoại giao thêm bạn bớt thù, khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, kéo dài thời gian hòa bình, không bị lôi kéo vào những cuộc chiến tranh khi chúng ta chưa chuẩn bị
Hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, tập trung chống Pháp ở miền Nam, tiếp tục đàm phán để giải quyết xung đột Pháp – Việt (9-1945 đến 2-1946)
          Đảng và CT HCM chủ trương: “Hoa – Việt thân thiện”, với những nhân nhượng về kinh tế, chính trị và những biện pháp “đau đớn”, ta đã vô hiệu hóa 20 vạn quân Tưởng, đấu tranh kiên quyết với 2 đảng phản động là Việt Quốc và Việt Cách, giữ vững chính quyền CM
          Hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian, xây dựng thực lực CM (3-1946 đến 12-1946)
          Sau hiệp ước Hoa – Pháp, 28-2-1946, quân Tưởng đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc. 3-3-1946, BTV ra chỉ thị tình hình và chủ trương
          Thực hiện chủ trương hòa với Pháp, 6-3-1946, CT HCM ký với đại diện CP Pháp bản hiệp định sơ bộ với những điều khoản chủ yếu:VN là 1 quốc gia tự do nằm trong Liên hiệp Pháp, chấp nhận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng. 9-3-1946, TW ra chỉ thị “hòa để tiến” nêu rõ “chúng ta hòa với Pháp để giành thời gian, bảo toàn thực lực, giữ vững lập trường, càng mau tiến tới độc lập hoàn toàn”          
          Sau hiệp định sơ bộ đã diễn ra các hoạt động ngoại giao: cuộc gặp gỡ giữa HCM với Đô đốc Đắcgiăngliơ trên Vịnh Hạ Long nagỳ 24-3-1946; tiếp theo là HN trù bị ở Đà Lạt, và sau đó là HN Phôngtennơblô trên đất Pháp nhưng đều bế tắc. Đang thăm nước Pháp với tư cách thượng khách, 14-9-1946 CT HCM ký với đại diện CP Pháp bản Tạm ước với thiện chí tiếp tục nhân nhượng Pháp, cố gắng đàm phán ngoại giao đề giải quyết quan hệ Việt – Pháp.
          Với đường lối, chủ trương, biện pháp kịp thời, đúng đắn, Đảng ta và CT HCM đã lãnh đạo CM nước ta vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” chủ động, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ của DT.
Đảng Ủy Khối DN Công Nghiệp Trung Ương Tại TP.Hồ Chí Minh
Trung Tâm Bồi Dưỡng Chính Trị
Lớp Trung cấp Chính Trị - Hành Chính H350
Học Viên: Lê Văn Thập – Tổ 3
ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu 5: Căn cứ vào đâu mà Đảng ta đề ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ? Nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến 1945-1954? Liên hệ với việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:
          Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, tương quan lực lượng trên thế giới có nhiều thay đổi, hệ thống các nước XHCN hình thành tạo một dòng thác cách mạng phối hợp phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình tiến bộ trên thế giới tiến công đẩy lùi CNĐQ. Chủ nghĩa thực dân cũ thất bại, Pháp suy yếu do chiến tranh TGII và lệ thuộc Mĩ về nhiều phương diện. CNĐQ dưới sự điều khiển của Mĩ coi Việt Nam là trọng điểm, thỏa thuận với nhau về quan điểm bao vây tiêu diệt CMVN.
          Ở trong nước, lực lượng mọi mặt của Nhà nước còn non yếu, các nước đế quốc và các thế lực phản động quốc tế và trong nước liên kết bao vây chống phá quyết liệt. Miền Bắc, quân Tưởng kéo vào với danh nghĩa quân đồng minh tước vũ khí Nhật, nhưng thực chất là âm mưu “cầm hồ, diệt cộng” tạo lập một chính phủ tay sai tranh giành quyền lực gây khó khăn cho cách mạng. Ngoài ra còn có 2 vạn quân Anh dưới danh nghĩa đồng minh dọn đường cho Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam. Ngày 23/8/1945, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm : Sài Gòn, Gia Đình, Chợ Lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ cách mạng phải đương đầu với nhiều tổ chức và giáo phái phản động ở miền Nam do Pháp viện trợ để tranh chấp quyền lực với Việt Minh… Mặt khác, chính quyền cách mạng phải đương đầu với nền kinh tế nghèo nàn, các di sản văn hóa nô dịch văn hóa nặng nề, đất nước lâm vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”
          Trước tình hình khó khăn, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi sức mạnh của cả dân tộc, dung sách lược đấu tranh linh hoạt và khôn khéo với địch, từng bước vượt qua mọi hiểm nguy, chủ động trước mọi tình thế để giữ vững chính quyền, đưa cách mạng tiến lên. Lúc này, Ban thường vụ TW Đảng ta xác định : “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập, phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Đảng ta nêu rõ : “Kẻ thù chính của dân tộc lúc này là thực dân Pháp xâm lăng”, “phải trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy, phải “lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược, mở rộng Việt Minh… Kiên quyết giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân độc lập về chính trị, thực hiện chế độ dân chủ cộng hòa, cải thiện đời sống nhân dân”.
          Những chủ trương trên của Ban thường vụ TW Đảng được nêu trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc”. Ngoài ra, chỉ thị kháng chiến kiến quốc cũng nêu rõ : cách mạng muốn đứng vững phải biết bảo vệ, phải đồng thời thực hiện hai mặt song song”
-         Kiến quốc để phát triển thực lực cách mạng nhằm đủ mạnh để thắng kẻ thù.
-         Thực hiện sách lược hòa mãn, nhân nhượng kẻ thù để nhằm hòa hoãn những kẻ có thể hòa hoãn để tập trung lực lượng chống Pháp.
Phát động toàn quốc kháng chiến; đường lối kháng chiến của Đảng:
Sau khi Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp đem quân ra miền Bắc liên tục khiêu khích và lấn chiếm, gởi tối hậu thư Chính phủ ta đòi tước vũ khí lực lượng tự vệ Hà Nội, kiểm soát an ninh thủ đô. Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân nhượng, lịch sử dân tộc đã đặt trước một sự lựa chọn mới : phải đứng lên kháng chiến trong toàn quốc để bảo vệ độc lập, đêm ngày 19/12/1946, Ban thường vụ TW Đảng đã phát động cuộc kháng chiến trên quy mô cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch làm thấu động tình cảm sâu xa và cao đẹp nhất trong mọi lòng người dân Việt anh hùng bất khuất, làm cho cả nước sôi sục đứng lên chiến đấu bằng mọi vũ khí có trong tay, với ý chí: “cảm tử cho tổ quốc quyết sinh”, với một thái độ chính trị dứt khoát và kiên định, vì độc lập tự do của tổ quốc, lời kêu gọi đó là một cương lĩnh kháng chiến, khái quát ở trình độ cao, chứa đựng những tư tưởng quan điểm và đường lối chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, ngày 22/12/1946, Ban thường vụ TW Đảng ra bảng chỉ thị toàn quốc kháng chiến, tóm tắt những nội dung cơ bản đường lối kháng chiến của Đảng như sau :
Về tính chất và mục tiêu của cuộc kháng chiến : nhân dân Việt Nam xác định cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chiến tranh phi nghĩa xâm lược của thực dân Pháp; chiến tranh chống Pháp là sự tiếp tục của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, giành ruộng đất cho dân cày và xây dựng cơ sở đi lên CNXH. Về xác định phương châm kháng chiến : kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện; kháng chiến trên tinh thần tự lực cánh sinh, kháng chei61n lâu dài và trãi qua 3 giai đoạn này, tác phẩm : “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh đã nêu rõ quan điểm của Đảng là: “cuộc kháng chiến chỉ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, củng cố và mở rộng chế độ Cộng hòa dân chủ, không tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản khác của Việt gian phản động để bổ sung ngân quỹ kháng chiến hay ủng hộ các gia đình chiến sĩ hy sinh”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II triệu tập từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 tại Tuyên Quang Đại hội quyết định tách ba Đảng bộ Đảng cộng sản ở Đông Dương để lập ra mỗi nước một Đảng cách mạng riêng. Đảng cộng sản Đông Dương được đổi tên là Đảng lao động Việt Nam.
Tại đại hội Đảng, báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh đã vạch rõ khẩu hiệu chính của ta là tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Báo cáo chính trị bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh đã trình bày toàn bộ đường lối cách mạng Việt Nam. Đó là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH ở Việt Nam. Nội dung cốt lõi của bản báo cáo bàn về CMVN là cương lĩnh thứ 3 của Đảng ta.
Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản hiện nay của CMVN là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH. Ba nhiệm vụ đó khắng khít với nhau, song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc Đại hội xác định lực lượng CMDTDCND ở Việt Nam  là : GCCN, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc, ngoài ra còn có những than sĩ yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp tầng lớp và phần tử đó hợp thành nhân dân. Nền tảng của nhân dân là công nông và lao động trí thức, người lãnh đạo cách mạng là GCCN.
Đảng lãnh đạo thực hiện cải cách ruộng đất trong vùng tự do. Đầu năm 1953, Hội nghị TW lần 3, 4 của Đảng chủ trương tổ chức cải cách ruộng đất, xóa bỏ giai cấp địa chủ, chia ruộng đất cho nhân dân ở vùng tự do. Kết quả : trong một thời gian ngắn đã xóa bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ, chia ruộng đất (đất địa chủ và đất làng xã) cho nông dân. Đây là cuộc cách mạng đổi đời của nông dân, lúc này nhân dân chỉ đóng một sắc thuế duy nhất là thuế kháng chiến, không còn phải nộp tô thuế cho địa chủ.
Do tương quan lực lượng giữa địch và ta, phương châm chiến lược của ta là đánh lâu dài. Là một quá trình vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, từng bước làm biến đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta. Vì thế phải đánh địch trên tất cả các lĩnh vực : quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, trong đó Đảng xác định quân sự là mặt trận hàng đầu, nhằm tiêu diệt lực lượng địch trên toàn bộ đất nước.
Về chính trị : Đảng chủ trương tiếp tục củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở vùng tự do, mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc chống Pháp bằng việc duy trì mặt trận Việt Minh và xây dựng thêm mặt trận Liên Việt để thu hút mọi lực lượng chống Pháp; tuyên truyền tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến để cô lập và hạn chế tối đa những hoạt động của bọn Việt gian.
Về kinh tế : xây dựng kinh tế tự cung tự cấp ở cùng tự do, đảm bảo đời sống nhân dân và nuôi quân đánh Pháp, thực hiện sách lược tiêu thổ kháng chiến ở vùng tự do. Xây dựng các nhà máy quốc phòng, chế tạo vũ khí với phương châm phục vụ trước mắt cho kháng chiến và khi kháng chiến thành công sẽ phục vụ chuyển sang xây dựng CNXH, ở cùng tạm chiến : đưa lực lượng phá hoại nền kinh tế bằng lực lượng du kích, đặc công, đẩy mạnh sách lược làm chảy máu nền kinh tế của Pháp.
Mặt trận tư tưởng văn hóa : tuyên truyền đấu tranh xóa bỏ những tàn dư phong kiến, lạc hậu, tư tưởng thực dân xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa khoa học đại chúng.
Về quân sự : dựa vào thực lực kháng chiến ngày càng tăng cường, nhất là sự phát triển của 3 thứ quân, Đảng chỉ đạo đấu tranh đi từ đánh nhỏ đến đánh lớn, từ chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Đảng chủ trương dẫn dắt cuộc kháng chiến qua 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1  (9/1945 - cuối 1947): chủ động tiến hành cuộc kháng chiến cục bộ ở miền Nam sau đó phát động kháng chiến trong cả nước, ta đã đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Đỉnh cao của giai đoạn này là ta đánh bại cuộc hành quân Thu Đông 1947 của Pháp ra miền Bắc.
Giai đoạn 2  (1948 - 1950) : trên cơ sở chiến tranh du kích được mở rộng, ta đã liên kết mở nhiều chiến dịch nhỏ hạ hàng loạt đồn bót, tiêu diệt nhiều sinh lực của địch, thu hẹp vùng chiếm đóng của chúng ở nhiều nơi. Kết hợp một số chiến dịch nhỏ ta đã đánh bại kế hoạch dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của thực dân Pháp. Năm 1950, ta chủ động mở chiến dịch biên giới, một chiến dịch tấn công lớn đầu tiên của quân đội ta. Chiến dịch biên giới thắng lợi đánh dấu một bước trưởng thành về trình độ tác chiến và nghệ thuật chỉ đạo của quân đội ta.
Giai đoạn 3  (1951 – 7/1954) : chủ động mở nhiều chiến dịch ở vùng đồng bằng Bắc bộ, sau đó là chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chei16n dịch Điện Biên Phủ với Pháp ở Đông Dương và buộc Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị kí hiệp định Giơnevơ. Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi to lớn nhất trong cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt nhất của quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội xâm lược Pháp. Chiến công đó được ghi nhớ vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỉ XX và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, một sự kiện báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.
Liên hệ với việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay:
          Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng đã trình bày, cách mạng VN ngày nay thực hiện cùng lúc 2 nhiệm vụ chiến lược:
          + Xây dựng, phát triển đất nước, đổi mới, mở cửa, hội nhập, phát triển toàn diện.
          + Bảo vệ nền an ninh, quốc phòng, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
          (Xem trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét